1. Dự án JICA:
1.1 Dự án hỗ trợ kỹ thuật JICA Pha 1: “Dự án nâng cao năng lực đào tạo công nhân kỹ thuật dạy nghề tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội”
- Thời gian triển khai: Tháng 4/2000 đến tháng 3/2005
- Trị giá: 6,5 triệu USD
- Nội dung: Thiết lập các khóa đào tạo trung cấp nghề về gia công cơ khí, điều khiển điện, điện tử và gia công kim loại tấm theo tiêu chuẩn Nhật Bản.
- Đầu vào: Các chuyên gia dài hạn và ngắn hạn, đào tạo tại Nhật Bản (23 người), cung cấp các thiết bị đào tạo như máy phay, máy tiện, trung tâm gia công (khoảng 500 triệu yên).
- Kết quả: Kết thúc Dự án thành lập "Trung tâm Việt Nhật (VJC)”, hiện đang đào tạo khoảng hơn 500 sinh viên mỗi năm và được các công ty Nhật Bản đánh giá cao.
1.2 Dự án hỗ trợ kỹ thuật JICA Pha 2: “Dự án phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội”
- Thời gian triển khai: Tháng 1/2010 đến tháng 1/2013
- Trị giá: 2,1 triệu USD
- Nội dung: Hỗ trợ ĐHCNHN xây dựng hệ thống quản lý, nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp.
- Đầu vào: Các chuyên gia dài hạn và ngắn hạn, đào tạo tại Nhật Bản, cung cấp thiết bị.
- Kết quả: (i) xây dựng và triển khai các khóa học và chương trình đào tạo dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp; (ii) triển khai thí điểm hệ thống đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; và (iii) xây dựng hệ thống hỗ trợ việc làm.
1.3 Dự án hỗ trợ kỹ thuật JICA Pha 3: “Dự án tăng cường năng lực đào tạo giáo viên kỹ thuật dạy nghề tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội”
- Thời gian triển khai: Tháng 6/2013 đến tháng 3/2017
- Trị giá: 2,5 triệu USD
- Nội dung: Bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng cho giáo viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và các cơ sở đào tạo nghề.
- Đầu vào: Các chuyên gia dài hạn và ngắn hạn, đào tạo tại Nhật, cung cấp thiết bị.
- Kết quả: Phối hợp với các cơ sở đào tạo thuộc các bộ, ban, ngành chia sẻ các kiến thức, kỹ năng và bí quyết công nghệ dưới hình thức đào tạo chuyên sâu.
2. Dự án Trung tâm đào tạo kỹ thuật HaUI-Foxconn
- Thời gian triển khai: 2008 – 2023
- Trị giá: ĐHCNHN bố trí mặt bằng, cơ sở vật chất. Tập đoàn Hồng Hải cung cấp các thiết bị và các công trình phụ trợ, dụng cụ tổng trị giá 5 triệu USD.
- Nội dung: Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực về gia công khuôn mẫu và cơ khí chính xác với Tập đoàn KHKT Hồng Hải (Foxconn) - Đài Loan.
- Hình thức: ĐHCNHN đầu tư nhà xưởng, tuyển chọn học viên. Foxconn đầu tư thiết bị, chương trình đào tạo, giảng viên, chi phí cho học viên. Học viên tốt nghiệp vào làm việc tại Foxconn.
3. Dự án hỗ trợ đào tạo kỹ thuật của Toyota về sơn và sửa chữa thân vỏ xe (Toyota Technical Education Program - T-TEP)
- Thời gian triển khai: từ 2006 - 2009
- Trị giá: ĐHCNHN đầu tư nhà xưởng, tuyển chọn học viên. Toyota Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư trị giá 100,000 USD bao gồm thiết bị, chương trình đào tạo, giảng viên, chi phí cho học viên.
- Nội dung: Chương trình T-TEP cung cấp khóa đào tạo thực hành 6 tháng cho những sinh viên đã tốt nghiệp ngành, nghề công nghệ ô tô. Chương trình đào tạo bao gồm: sơn và chuẩn bị bề mặt; pha sơn; kiểm tra bề mặt sau sơn; các kỹ năng hàn; sơn thân xe và sửa chữa hoàn thiện. Mục tiêu của chương trình là tăng số kỹ thuật viên ngành ô tô làm việc tại các trung tâm dịch vụ nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Do đó, sinh viên tham gia chương trình có cơ hội thực tập và làm việc tại các trung tâm dịch vụ của Toyota.
4. Dự án EV-EVENT về hướng nghiệp và việc làm cho sinh viên tốt nghiệp
- Thời gian triển khai: 2016 – 2019
- Trị giá: 131.000 EURO
- Nội dung: Dự án EVENT thuộc chương trình ERAMUS MUNDUS về việc làm cho sinh viên do Bộ Giáo dục & Đào tạo chủ trì hợp tác với các trường Đại học ở Châu Âu và Việt Nam.
- Thành phần:
(i) Phía châu Âu: Đại học Valencia (Tây Ban Nha), Đại học Groningen (Hà Lan), Đại học Uppsala (Thụy Điển), Học viện KTH (Thụy Điển);
(ii) Phía Việt Nam: Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Công Nghiệp Hà Nội, Đại học Huế, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, Đại học Công nghệ TP HCM.
5. Dự án Lab-MOVIE về nghiên cứu, quan sát và đánh giá thị trường lao động tại các trường Đại học Việt Nam
- Thời gian triển khai: 2019 – 2023
- Trị giá: 42.158 EURO
- Nội dung: Dự án LAB-MOVIE về quan sát thị trường lao động trong các trường đại học của Việt Nam là một dự án nâng cao năng lực của ERAMUS + trong lĩnh vực giáo dục đại học do Ủy ban Châu Âu tài trợ. Dự án được lấy cảm hứng và bắt đầu bởi Đại học Padova - Ý, nhằm mục đích tạo ra đài quan sát thị trường lao động tại các trường đại học Việt Nam để phân tích, tìm hiểu thị trường lao động địa phương, thu thập thông tin về nhu cầu và đề nghị của các bên liên quan, tập trung vào 03 lĩnh vực chính: thực phẩm nông nghiệp, du lịch, công nghệ thông tin và truyền thông. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội tham gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Thành phần:
(i) Phía châu Âu: Đại học Padova (Ý), Đại học Salamanca (Tây Ban Nha), Đại học Nova de Lisbon (Bồ Đào Nha), Tổ chức StePS (Ý);
(ii) phía Việt Nam: Trường Đại học Hà Nội – điều phối viên dự án, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Thành phố Hà Nội ….
6. Dự án CYCLE về nghiên cứu bảo mật, an toàn thông tin mạng, triển khai khóa đào tạo Thạc sĩ về an toàn thông tin mạng
- Thời gian triển khai: 12/2023 - 12/2026
- Trị giá: 87.158 EURO
- Mục tiêu: Dự án CYCLE là một dự án nâng cao năng lực của ERAMUS + trong lĩnh vực giáo dục đại học do Ủy ban Châu Âu tài trợ. Mục tiêu của dự án:
(i) Phát triển chương trình Thạc sĩ trong lĩnh vực an ninh mạng đa ngành tại Việt Nam, Sri Lanka và Thái Lan;
(ii) Đào tạo đội ngũ giảng viên và hành chính của các cơ sở giáo dục đại học châu Á về các khóa học mới cũng như các phương pháp cung cấp và dịch vụ hỗ trợ phù hợp cho sinh viên;
(iii) Tích cực tham gia với thế giới kinh doanh và nghiên cứu, tổ chức các chương trình và hoạt động giáo dục thường xuyên trong và ngoài doanh nghiệp.
(iv) Vị trí công nghiệp trong các doanh nghiệp an ninh mạng thích hợp, các tổ chức chính phủ, v.v.
(v) Thiết lập một trung tâm đổi mới, chia sẻ kiến thức và kết nối khu vực để thúc đẩy sự xuất sắc trong ngành an ninh mạng và hỗ trợ phát triển khu vực.
(vi) Chuyên gia có kinh nghiệm nhưng kỹ năng còn lạc hậu hoặc chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường hiện tại và nâng cao trình độ cho những người chưa có kinh nghiệm theo yêu cầu của các công ty hoạt động trong lĩnh vực an ninh mạng.
(vii) Kết nối giữa các tổ chức liên quan và các bên quan tâm ở các nước tham gia thông qua hợp tác và trao đổi các kinh nghiệm tốt.
- Thành phần:
- Đại học Nguyễn Tất Thành (NTTU), Việt Nam, điều phối viên dự án
- Tổ chức SQLearn (SQLearn), Hi Lạp
- Đại học Paradeniya (UoP), Sri Lanka
- Trường Đại học Colombo (UCSC), Sri Lanka
- Trung tâm nghiên cứu Đại học PIRAEUS (UPRC), Hi Lạp
- Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI), Việt Nam
- Trường Đại học công nghệ SURANAREE (SUT), Thái Lan
- Đại học Norges Teknisk Naturvitenskapelige (NTNU), Na Uy
- Viện Công nghệ Ladkrabang (KMITL) của King Mongkut, Thái Lan
7. Dự án UK-China-ASEAN (BRI) về thích ứng Giáo dục và nghiên cứu Quốc tế theo định hướng công nghiệp 4.0
- Thời gian triển khai: 12/2020-12/2025
- Trị giá: 70.000 Pound
- Mục tiêu:
(i) Xây dựng môi trường học tập và nghiên cứu quốc tế ảo thông qua xây dựng năng lực nghiên cứu, phát triển quan hệ đối tác và các hoạt động chuyển giao kiến thức. Mục tiêu của hoạt động này là tạo ra Trung tâm nghiên cứu mở về Trí tuệ nhân tạo và ngành công nghệ Robot cho cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0.
(ii) Thúc đẩy hợp tác bậc Tiến sĩ bằng cách tiến hành các đánh giá kỹ lưỡng về năng lực nghiên cứu giáo dục đại học ở Anh và Trung Quốc, cũng như các nước ASEAN và Đông Âu thông qua làm khảo sát trên giấy hoặc trực tuyến.
(iii) Phát triển một mẫu thiết kế lập trình viên chung và hướng dẫn dành cho các lập trình viên quốc tế theo định hướng công nghiệp 4.0 nhằm thức đẩy nền giáo dục Quốc tế và tính linh hoạt của sinh viên/nhân viên.
- Thành phần:
- Đại học Edinburgh Napier (ENU), Vương quốc Anh
- Đại học Khoa học kỹ thuật Quảng Tây (GXUST), Trung Quốc
- Đại học Công nghệ Đông Quan (DGUT), Trung Quốc
- Đại học Quốc gia Lào (NUoL)
- Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI), Việt Nam
- Đại học Corvinus Budapest (CUB), Hungary
- Đại học Chiang Mai (CM), Thái Lan
- Đại học Tun Hussein Onn Malaysia (UTHOM)
8. Dự án BUILD-IT về thúc đẩy hợp tác trường Đại học - Doanh nghiệp thông qua đổi mới và công nghệ
- Thời gian triển khai: 11/2021 - 10/2023
- Nội dung: Dự án BUILD-IT do Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ USAID tài trợ, được thực thi bởi Đại học Bang Arizona khởi động một liên minh với nhiều đối tác doanh nghiệp và trường đại học. BUILD-IT tận dụng mối quan hệ với các đối tác chính phủ, doanh nghiệp và đối tác học thuật đa dạng để liên kết trực tiếp giáo dục đại học các lĩnh vực STEM với nhu cầu của khối doanh nghiệp.
- Mục tiêu dự án:
(i) Xây dựng năng lực lãnh đạo và chiến lược hướng đến tự chủ trong trường Đại học;
(ii) Nâng cao chất lượng chương trình đào tạo thông qua kiểm định quốc tế, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế ABET;
(iii) Triển khai chương trình học tập dựa trên dự án thực tiễn.
- Thành phần:
(i) Các trường Đại học của Hoa Kỳ: Đại học Catholic, Đại học Portland State;
(ii) Các trường Đại học Việt Nam: Đại học Công nghiệp Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, Trường Đại học Bách khoa TP HCM, Trường Đại học Cần Thơ và các trường Đại học đối tác khác.
(iii) Đối tác từ khu vực tư nhân: AWS, Oracle, IBM, Rockwell Automation, Autodesk, Siemens, Tektronix, Pearson, National Instruments, Microsoft, S.E.N Platform, Mobifone, Tập đoàn Viettel, eSilicon, Intel, Everest Education, …